Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

VÌ SAO XÀ PHÒNG DIỆT KHUẨN BỊ CẤM?

Ngày 3/9 vừa rồi, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức phát lệnh cấm với các xà phòng diệt khuẩn. Nguyên nhân được tuyên bố là chúng không hiệu quả và không an toàn bằng xà phòng thông thường.

Trong mọi bài viết của Khỏi Hắc Lào, chúng tôi luôn khuyến cáo mọi người rằng phương pháp phòng ngừa hắc lào hiệu quả nhất đó là giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và khô thoáng. Và không ít thì nhiều, hằng ngày chúng ta đều tiếp xúc, sử dụng các loại xà phòng (hầu hết được quảng cáo có chức năng diệt khuẩn) để rửa tay chân, tắm giặt... Vậy khi biết tin Mỹ cấm sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn này (và sắp tới sẽ là nhiều nước nữa), bạn có thấy bất ngờ và thắc mắc rằng tại sao xà phòng diệt khuẩn lại không hiệu quả và an toàn bằng xà phòng thường không?
Xà phòng diệt khuẩn có 19 loại hóa chất mà xà phòng thường không có, nguy hiểm nhất trong đó là triclosan và triclocarbon. Triclosan là chất có thể phá vỡ nội tiết của con người, triclosan có thể cho tác dụng ảnh hưởng đến sự điều hòa chức năng một số hoóc-môn trong cơ thể. Trong nhiều năm từ 2006 tới nay, triclosan đã được chứng minh qua các nghiên cứu rằng chất này ảnh hưởng đến hormone (hoóc-môn) tuyến giáp khi được thử nghiệm trên chuột, ếch... Không chỉ ảnh hưởng tới nội tiết tố tuyến giáp, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới hormone sinh dục nữ estrogen và hormone sinh dục nam testosterone.

Tuy nhiên, tác hại lớn nhất của xà phòng diệt khuẩn đó là do triclosan có tính diệt khuẩn (diệt cả nấm) nên về lâu dài, các loại vi khuẩn trong cơ thể có nguy cơ kháng kháng sinh. Nghĩa là các loại thuốc kháng sinh sẽ dần mất đi tác dụng. Hiện nay, việc kháng kháng sinh đang là một vấn đề nghiêm trọng và cấp thiết của toàn nhân loại trong lĩnh vực y học. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để Mỹ đưa ra quyết định ngăn ngừa loại hóa chất này xuất hiện trong những bánh xà phòng được sử dụng ngày bởi người dân.
Ngoài ra, triclosan không hoà tan trong nước và ở điều kiện môi trường, triclosan có thể kết hợp với clo chứa trong nước máy để tạo hợp chất cloroform là chất theo cơ quan EPA Mỹ (US Enviromental Protection Agency) có nguy cơ sinh ung thư. Vậy nên triclosan, triclocarbon thải ra môi trường rất nguy hiểm với sức khoẻ của con người.
Với rất nhiều tác hại khôn lường nêu, chúng ta đã có thể khẳng định xà phòng diệt khuẩn có chứa triclosan là thiếu an toàn. Tuy nhiên, xà phòng diệt khuẩn có hiệu quả trong việc diệt vi khuẩn không? Có khác biệt gì so với xà phòng thông thường. Theo các số liệu thì tính năng diệt khuẩn như là một chiêu thức kinh doanh, quảng cáo của các nhà sản xuất. Trên thực tế, xà phòng thường cũng có khả năng "diệt khuẩn" bằng 90% so với các loại xà phòng diệt khuẩn có chứa triclosan do không cần hóa chất thì vi khuẩn vẫn được đẩy sạch do bị cuốn trôi cùng các vết bẩn. Vậy tại sao chúng ta còn không sử dụng các loại xà phòng thường, diệt khuẩn chẳng kém mà không có các hóa chất độc hại mang lại vô số tác hại cho người sử dụng?

Vậy đối với những người bị hắc lào thì điều này có ý nghĩa gì? Như đã đề cập trong các bài viết trước, không nên sử dụng các loại xà phòng (diệt khuẩn) thông thường, do có nhiều tác hại (kháng kháng sinh - như đã trình bày trên) và tạo môi trường kiềm cho vi nấm phát triển. Cần phải thăm khám, xét nghiệm và sử dụng các loại xà phòng diệt nấm theo chỉ định của bác sĩ.

Còn nếu bạn không bị hắc lào thì bạn cũng hiểu rồi đấy, hãy sử dụng các loại xà phòng thường để phòng tránh hắc lào mà không bị ảnh hưởng bởi những tác hại của chất triclosan.
Hy vọng với những thông tin, kiến thức ở trên sẽ giúp các bạn có một cuộc sống chất lượng hơn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CORTICOID: Bạn Hay Thù Của Hắc Lào?

Bài viết trước chúng ta đã biết được tổng quan về corticoid - con dao 2 lưỡi, lưỡi nào cũng bén. Việc sử dụng chất này phải cực kỳ thận trọng. Vậy còn đối với hắc lào, lợi-hại của Corticoid ra sao, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.


Trong trường hợp người chưa bị bệnh Hắc lào, lạm dụng corticoid sẽ làm giảm sự đề kháng, tạo điều kiện cho các loại nấm tăng sinh. Đây là có thể gọi là bệnh nấm "cơ hội". Trên thực tế, trên làn da của chúng ta có vô số vi khuẩn và vi nấm có hại, nhưng chúng chưa đủ về "sức mạnh" cũng như số lượng để có thể gây bệnh. Hằng ngày, chúng ta tắm rửa vệ sinh cẩn thận để ngăn chặn số lượng vi nấm, vi khuẩn đó gia tăng. Tuy nhiên, khi lạm dụng corticoid để giảm đau, giảm viêm... thì hệ miễn dịch cơ thể bị giảm sút, khả năng đào thải độc thấp nên chỉ với số ít vi nấm cũng nhanh chóng phát triển và tấn công làn da, chính thức trở thành Hắc lào.
Còn đối với những người đang bị Hắc lào, sự hiện diện của corticoid có ảnh hưởng gì không? CÓ, trước hết, nhiều loại thuốc bôi trị nấm có chứa corticoid dưới dạng steroid, ví dụ như Thuốc 7 màu (Silkron). Khi sử dụng thuốc 7 màu (Silkron) để bôi lên vùng bị Hắc lào, do tính chất kháng viêm mạnh, những mụn nước ở vùng rìa mẩn nhanh chóng xẹp đi, vùng da bị hắc lào có vẻ như lành lại. Đó là tác dụng có thể nói là tốt ở corticoid: hạn chế mức độ tổn thương ở da. Tuy nhiên, sự thật corticoid không có tác dụng trong việc diệt nấm, chúng chỉ che giấu đi những triệu chứng bệnh. Với những ai chưa hiểu thì lầm tưởng loại thuốc 7 màu (có chứa corticoid) rất công hiệu trong việc chữa Hắc lào, và rồi chủ quan khiến bệnh tưởng khỏi mà vẫn chưa khỏi.
Không chỉ chưa khỏi, thậm chí còn nặng hơn. Ngoài ra, việc điều trị không đến nơi đến chốn này của corticoid cũng mang đến nhiều tác dụng phụ cho làn da khi bôi lâu dài như teo da, rạn da... Do đó, trong bài viết trước ở Khoihaclao.com, chúng tôi không khuyến khích sử dụng Thuốc 7 màu Silkron để chữa trị Hắc lào, phần lớn là bởi những nguyên nhân này.

Khi đã hiểu về corticoid, hẳn bạn cũng nhận ra một điều rằng, Hắc lào không chỉ đến từ thói quen xấu trong việc ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân... mà còn có thể đến từ việc lạm dụng thuốc (điển hình ở đây là corticoid), tạo điều kiện cho Hắc lào có cơ hội phát triển và lây lan.
Đến với kết luận cuối cùng, cũng là lặp lại phần mở đầu: "corticoid là một con dao 2 lưỡi, lưỡi nào cũng bén". Nếu sử dụng đúng cách (trong các loại bệnh, kể cả Hắc lào) thì nó sẽ đem lại hiệu quả tốt, còn nếu sai, hậu quá có thể rất nặng nề cho người bệnh. Hãy ghi nhớ, bất cứ khi nào sử dụng một loại thuốc nào, hãy khám bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ trước!
Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!
Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CORTICOID: Đó Là Gì Vậy?

Corticoid là một chất nội tiết do 2 tuyến thượng thận tiết vào trong máu, 2 tuyến này nằm ngay ở phía trên 2 quả thận. Bình thường, corticoid giúp cơ thể chống lại những tình huống nguy kịch (đau đớn, nhiễm trùng...). Corticoid được dùng để điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh hiểm nghèo.


Do đó, Corticoid được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau: Chống viêm ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn bất kể nguyên nhân gì như cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn...; bệnh dị ứng, bệnh ngoài da, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; bệnh khớp, bệnh miễn dịch, viêm phần trước mắt; viêm đại tràng, viêm gan mạn tự miễn và một số bệnh ác tính về máu. Ngoài ra còn trị xuất huyết giảm tiểu cầu do cơ chế miễn dịch, tán huyết miễn dịch... Chính vì nhiều công dụng như thế nên nhiều người lầm tưởng thuốc corticoid là loại “thần dược”, trị được bách bệnh.
Do những tác dụng cấp tính mà Corticoid mang lại, người ta ngày càng lạm dụng corticoid. Chất này được tổng hợp trong nhiều nhóm thuốc steroid được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh những tác dụng tốt mà thuốc đem lại cũng tồn tại vô số những phản ứng phụ, tác hại khi lạm dụng như: Gây suy tuyến thượng thận do khi dùng thuốc corticoid từ ngoài vào cơ thể sẽ làm ức chế tuyến thượng thận bài tiết ra corticoid. Lúc đó, cơ thể hay mệt mỏi, nôn, nặng hơn nữa có thể gây huyết áp thấp hay tụt huyết áp. Ngoài ra, corticoid gây tăng cân do giữ muối nước, cơ thể bệnh nhân mập ra, vai rộng, bụng to, chân tay teo lại, da mỏng dễ bầm máu, nứt da bụng, rậm lông. Thuốc còn làm tăng huyết áp, đái tháo đường (khoảng 10% bệnh nhân), gây tình trạng loãng xương vì uống corticoid lâu ngày làm cho xương bị mất chất vôi, xương xốp dần nên nên khi té ngã dễ bị gãy xương. Dùng corticoid còn dễ bị sỏi thận do tăng đào thải canxi qua đường tiểu, hạ kali trong máu làm bệnh nhân bị yếu cơ, có thể loạn nhịp tim. Cortisol làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng hô hấp. Có thể gây hại cho thai, làm trẻ em chậm phát triển chiều cao, gây thiểu năng sinh dục ở nam giới, nữ có thể rối loạn kinh nguyệt, loét dạ dày tá tràng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Đặc biệt, thuốc còn gây hoại tử xương vô trùng, thường ở đầu xương đùi; teo cơ, chủ yếu cơ mông, cơ tứ đầu đùi. Tâm thần kinh biểu hiện mất ngủ, nóng nảy, kém chú ý, cơn hưng phấn hay trầm cảm, ý định tự tử. Nhiều loại kem trị mụn chứa corticoid nếu dùng dài ngày sẽ làm mụn nổi nhiều hơn khi ngưng thuốc hoặc gây nám da mặt.


Kết luận, Corticoid được ví như con dao 2 lưỡi, mà lưỡi nào cũng sắc. Tuy nhiên, tại sao chúng tôi lại nhắc đến chất này trong website Khoihaclao.com? Corticoid có lợi/hại gì đối với Hắc lào? Liệu nó sẽ là cứu tinh hay trở thành tội nhân dành cho những người bệnh? Chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi trên trong bài tiếp theo: BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CORTICOID: Bạn hay Thù của Hắc lào?

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

Có Loại "Vac-Xin" Nào Ngừa Hăc Lào Không???

Vaccine (Vắc-xin) là một thuật ngữ có lẽ ai cũng biết, nhưng không phải ai ai cũng hiểu thấu đáo khái niệm này. Trong một lần trò chuyện với vài người bạn về lĩnh vực y học, trong đó có Hắc lào, một người bạn hỏi tôi rằng không có một loại vaccine nào để phòng ngừa hay sao mà bệnh này dai dẳng từ người này sang người kia?

Xin đừng cười bạn tôi, bạn ấy biết rằng vaccine chỉ dùng để phòng ngừa và chữa trị cho virus, vi khuẩn gây ra, còn Hắc lào là do vi nấm gây ra, nên ý chính xác của bạn tôi là: Hắc lào không có "phương thuốc" nào phòng ngừa trước hay sao?
Thật ra là có đấy, thế nhưng, để hiểu tường tận tại sao, tôi xin "trích ngang" khái niệm và cơ chế hoạt động của Vaccine.

Vaccine là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Có thể hiểu nôm na thế này, Vaccine chính là nguồn bệnh đã được làm suy yếu (như sở, đậu mùa) dưới dạng virus, vi khuẩn...đưa vào cơ thể chúng ta. Do đã bị giảm độc lực, khi tiêm vaccine, người bệnh chỉ sốt nhẹ hoặc đôi khi không phản ứng nhiều, thế nhưng, ở bên trong cơ thể, hệ miễn dịch (các tế bào bạch cầu nhanh chóng tiêu diệt nguồn bệnh lạ này và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi có tác nhân gây bệnh thực thụ (virus xịn) thì cơ thể đã ở tư thế sẵn sàng do đã học được cách phòng bệnh, điều này giúp chúng ta xử lý bệnh đó dễ dàng hơn.

Còn lý do Vaccine được gọi là Vaccine thì phải quay trở về thế kỷ 18, lúc đó vaccinia là một loại virus bệnh đậu bò. Nông dân có thể bị lây bệnh đậu bò, nhưng sau đó lại miễn nhiễm với bệnh đậu mùa. Nhờ chi tiết này, người ta phát hiện cơ thế tự vệ của hệ miễn dịch, từ đó về sau tất cả chủng thuốc có tính chất tương tự gọi là Vaccine.

Quay trở lại với Hắc lào? Tại sao Hắc lào không có Vaccine?
Như đã nói, tác nhân gây bệnh Hắc lào là do vi nấm nhóm dermatophytes gây nên (hay gặp nhất là ba loại microsporum, trychophyton và epidermophyton). Vi nấm gây bệnh tác dụng ngoài da và không đi vào cơ thể nên không thể được bảo vệ bởi các tế bào bạch cầu (hệ miễn dịch).
Vậy "phương thuốc" tôi đã nói đâu? Nó là gì?
Phương thuốc tốt nhất để ngăn ngừa hắc lào, đó là giữ vệ sinh sạch sẽ thoáng mát cùng một chế độ ăn uống lành mạnh. Tại sao ư?
Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp làn da bạn khỏe mạnh, hãy tưởng tượng như cơ thể bạn là một thành phố, và làn da như một tường thành. Tuy quân Hắc lào "ngoại xâm" chỉ dám tấn công ngoài tường thành, nhưng một tường thành vững chãi sẽ chống trả tốt hơn và chịu tổn hại ít hơn hẳn một thành trì xập xệ.

Việc bạn vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, giữ làn da thoáng mát giúp ngăn ngừa vi nấm có cơ hội lại gần thành trì đó. Và đó là "liều vaccine" duy nhất giúp phòng ngừa hắc lào, hy vọng bạn cũng sẽ giữ cơ thể sạch sẽ và ăn uống hợp lý, lành mạnh để cùng đẩy lui hắc lào khỏi cuộc sống.
Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

HẮC LÀO: HÃY DỪNG NGAY VIỆC SỬ DỤNG LẠI CÁC ĐƠN THUỐC CŨ!

Hẳn là ai cũng biết chuyện chúng ta có thể thoải mái ra nhà thuốc mua thuốc, thậm chí là đối với các loại bệnh "sơ sơ" như cảm cúm, đau nhức... chúng ta phó mặc luôn việc sử dụng thuốc gì cho các dược sĩ bán thuốc. Sự lỏng lẻo này khiến cho quá trình điều trị của nhiều người bệnh có thể sai "từ trong trứng nước".

Và không phải chính mình, thì các bạn hẳn từng thấy ai đó hay mách cho nhau những đơn thuốc "tốt", "thần kì" mà mình hay người thân đã từng sử dụng qua, "tui bị bệnh bữa đi khám bác sĩ kê cho đơn này uống hết liền khỏi đi tái khám nè", "rối loạn tiền đình hả, qua nhà tui kiếm cuốn sổ khám bệnh có toa thuốc hồi trước bà xã tui cũng bị, uống là khỏe re".... và vân vân những trường hợp như vậy. Thế nhưng, bạn nên biết rằng, mọi bác sĩ đều không khuyến khích việc sử dụng lại những đơn thuốc cũ, kể cả cho mình hay cho người khác.
Tại sao vậy? Đơn giản là bởi vì đơn thuốc đó được "thiết kế" cho bạn, CƠ THỂ BẠN, TÌNH TRẠNG CỦA BẠN và THỜI ĐIỂM PHÙ HỢP.
Việc sử dụng lại khi cơ thể bạn đã thay đổi, tình trạng bệnh đã biến chuyển và ở một thời điểm khác (có thể là mùa đông thay vì hè) là cực kì nguy hiểm, không chỉ không có nhiều tác dụng mà còn có thể ảnh hưởng ngược lại do những tác dụng phụ của thuốc.

Và HẮC LÀO cũng như vậy!
Có những trường hợp anh A (hắc lào nhẹ) và anh B (hắc lào mạn tính) trao đổi đơn thuốc cho nhau. Anh B có thể sẽ khó khỏi bệnh do đơn thuốc của anh A khá nhẹ "đô", còn anh A khi dùng đơn thuốc của anh B thì có vẻ bị quá liều và chịu những tác dụng phụ không mong muốn. Như vậy, tự dùng thuốc có thể làm cho bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng vì không được chữa trị bằng thuốc đúng cách. Cũng có những trường hợp sử dụng sai thuốc trị hắc lào, đôi lúc dùng thuốc sai sẽ khiến che lấp dấu hiệu của các bệnh khác, khiến bác sĩ khó chẩn đoán tổng quát sức khỏe của bệnh nhân. Bởi vậy, một đơn thuốc luôn có nghĩa: đó là dành cho một cá nhân cụ thể được dùng trong một thời điểm cụ thể. Bệnh của chính mình bây giờ có vẻ giống như trước kia nhưng bây giờ có thể đã tiến triển ở mức độ nặng hơn mà thuốc dùng theo đơn thuốc cũ không còn hiệu quả. Bệnh của người này có vẻ na ná giống người kia nhưng cách và thuốc dùng chữa trị lại hoàn toàn khác nhau, dùng nhầm có khi là nguy hiểm.
Tóm lại, việc “tự dùng thuốc” luôn hàm chứa mối đe dọa nguy hiểm vì nó có thể trở thành “sự lạm dụng thuốc một cách tự ý mà lại không có sự hiểu biết kèm theo”, có thể đưa đến tác hại không lường trước được. Bất kể các loại bệnh, bao gồm cả HẮC LÀO, đừng bao giờ "tự dùng thuốc" qua các đơn thuốc cũ các bạn nhé!
Với tất cả kinh nghiệm của mình, dù đưa ra nhiều ý kiến chuyên gia, thế nhưng chúng tôi vẫn luôn khuyến khích người bệnh HẮC LÀO thăm khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế uy tín với những chỉ dẫn đích xác của y bác sĩ. Hy vọng với những cảnh báo trong bài viết này, mọi người sẽ có một thói quen sử dụng thuốc đúng đắn trong việc điều trị các loại bệnh nói chung và HẮC LÀO nói riêng.
Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!



Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

ĐI TÌM NGUỒN GỐC CƠN NGỨA Ở HẮC LÀO: Ngăn Chặn Và Điều Trị

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về Histamin, thủ phạm gây ra ngứa ở các căn bệnh ngoài da, trong đó có Hắc lào. Vậy tại sao chúng ta phải biết về Histamin cũng như cơ chế vận hành của nó, việc này giúp ích gì trong quá trình ngăn chặn cơn ngứa cũng như hỗ trợ điều trị Hắc lào?


Thật ra là có đấy. Theo thông thường, điều trị Hắc lào thường sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, ức chế sự phát triển của vi nấm chứ không tác dụng vào trong cơ thể nên không có tác dụng giảm cơn ngứa ở những vùng bị hắc lào. Trong những trường hợp như vậy, người dùng chỉ còn cách chịu đựng và kiềm chế không gãi, tác động lên vùng ngứa quá nhiều nhằm tránh da bị tổn thương và lây lan sang những vùng xung quanh - đó là lời khuyên chung của mọi bác sĩ, chuyên da đến người bệnh.

Tuy nhiên, với một số ít người bệnh, cơn ngứa quá khó chịu do bệnh đã ở trong tình trạng nặng, hay người bệnh không thể tự tiết chế việc gãi khi ngứa, thì bác sĩ có thể kê đơn dạng thuốc uống để đẩy mạnh quá trình điều trị, và có thể thêm vào đó một loại thuốc kháng histmin khi bác sĩ thấy cần thiết hoặc bệnh nhân tự yêu cầu để giảm ngứa. Vậy thuốc kháng histamin hoạt động như thế nào.
Trước hết, gọi là kháng histamin, tuy nhiên thành phần của loại thuốc kháng histamin này là những chất "tranh giành" thụ thể H1 và H2 của histamin. Nghĩa là thay vì để histamin liên kết với thụ thể H1 H2, tạo nên những Histamin-H1, Histamin-H2 gây nên những triệu chứng, tác dụng xấu thì thuốc kháng histamin tranh thủ liên kết với những H1 và H2 đó trước, khiến do các histamin tự do không có chỗ liên kết, không thể gây hại đến cơ thể do chỉ một hình histamin không có hoạt tính.
Đối với các bệnh ngoài da, thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị dị ứng chứ không thể trị dứt điểm bệnh. Cụ thể đối với Hắc lào, thuốc kháng histamin chỉ giúp giảm ngứa, không thể diệt trừ được vi nấm bên ngoài da. Điều này gây nên những nhầm lẫn không nhỏ cho người bệnh, sau khi dùng thuốc người bệnh dần cảm thấy hết ngứa thì lại lầm tưởng bệnh thuyên giảm, dùng thuốc vài ngày thấy không còn ngứa nữa, vết mẩn đỏ mờ đi, cho rằng bệnh đã hết thì ngưng thuốc. Những lầm tưởng này là do chưa hiểu đúng quá trình tác động của thuốc, dẫn đến các chữa trị sai. Thực tế là ngay sau khi hết thuốc, những triệu chứng của bệnh (ngứa) sẽ quay lại, thậm chí là phát tác mạnh hơn.
Thuốc kháng histamin chỉ giúp giảm các phản ứng dị ứng

Do đó, muốn điều trị hắc lào, người bệnh cần tuân theo liệu trình một cách nghiêm ngặt, dùng thuốc đúng thời điểm, đúng liều và đúng cách. Đồng thời để tránh cơn ngứa khó chịu, người bệnh nên hạn chết tiếp xúc với hóa chất, bụi bặm, ăn các chất gây kích ứng (như hải sản)... - những điều khiên histamin tìm đến thụ thể H1 H2 nhanh hơn. Kết hợp cả trong lẫn ngoài một cách hợp lý, tuân thủ nghiêm túc thì hắc lào sẽ dễ dàng bị đẩy lùi. Chỉ cần một chút chủ quan trong quá trình điều trị, Hắc lào sẽ đeo bám dai dẳng và dễ dàng tái phát.
Và một lưu ý khác khi sử dụng các loại thuốc kháng Histamin, các loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 thường có khá nhiều tác dụng phụ như gây ức chế thần kinh trung ương, khiến buồn ngủ, thời gian tác dụng ngắn. Hiện nay đã có các loại thuốc khác histamin thế hệ 2, hạn chế các điểm yếu của thế hệ thuốc cũ. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà sử dụng các loại thuốc khác nhau, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ thị của bác sĩ
Với những kiến thức qua 2 bài viết vừa rồi, hy vọng các bạn đã trang bị thêm cho mình những kiến thức trong việc chiến đấu với căn bệnh hắc lào.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!

ĐI TÌM NGUỒN GỐC CƠN NGỨA Ở HẮC LÀO: Thủ Phạm Chính Là...

Không chỉ với hắc lào, đa số các bệnh ngoài da khác từ khi phát bệnh cho đến lúc điều trị dứt điểm đều mang lại những cơn ngứa ngáy khó chịu, tùy vào từng thời điểm trong ngày mà có lúc ngứa nhiều, ngứa ít. Nếu người bệnh không tự kiểm soát, gãi lên vùng da bị bệnh quá nhiều hay quá mạnh sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy bạn có biết vì sao lại ngứa và làm thế nào để ngăn chặn nó không???

Nguyên nhân của tình trạng này do một chất tên Histamin gây nên.
Theo Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm Tp.HCM, Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng của cơ thể. Histamin phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các mô phổi, ruột, da.
Ở trạng thái bình thường, histamin kết hợp với một chất khác là heparin bằng lực hút tĩnh điện, không có hoạt tính, nghĩa là không ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, khi bị tác động từ bên ngoài như thời tiết lạnh, tiếp xúc với hóa chất, bụi... thì liên kết này bị phá vỡ, histamin tách rời khỏi heparin và gắn với những vị trí nhạy cảm (gọi là thụ thể histamin - có thể hiểu nôm na là những nơi hút histamin về) gây ra phản ứng dị ứng.
Thụ thể Histamin (nơi "mời chào" các histamin tự do gắn vào) có 2 loại: H1 và H2.
H1 thường có ở khí quản, phổi, ruột, da, mạch máu... Khi Histamin bám vào H1, cơ thể sinh ra phản ứng dị ứng, gây hiệu ứng co thắt cơ trơn khí quản, ruột; làm giãn mạch máu, tăng tính thấm mao mạch gây phù nề, nổi ban, mẩn và quan trọng là, liên kết Histamin-H1 này kích thích tận cùng dây thần kinh gây ngứa (ở bệnh Hắc lào và các bệnh ngoài da khác).
H2 thường có ở ruột, liên kết Histamin-H2 gây tăng tiết acid dịch vị.
Hen suyễn khi thời tiết lạnh

Một khi các histamin tự do liên kết với các thụ thể tạo thành các cặp liên kết Histamin-H1 và Histamin-H2 thì cơ thể tạo ra một số phản ứng dị ứng, tùy vị trí mà có những biểu hiện như:

- Trên hệ hô hấp: gây sổ mũi, hen suyễn (do viêm, phù nề và co thắt khí quản) - trường hợp này thường xảy ra khi thời tiết lạnh hoặc ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ thấp.
- Trên da: nổi mề đay, mẩn, chàm, phát ban và gây NGỨA
- Trên mắt: làm viêm, đỏ kết mạc
- Trên hệ tiêu hóa: gây tiết quá độ HCl và pepsin (dịch vị), gây tiêu chảy do co thắt ruột
- Trên hệ tim mạch: gây giãn mạch máu, kéo theo tụt huyết áp và co thắt cơ tim.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn những hệ quả do liên kết histamin và thụ thể gây ra???
Để biết thêm về bệnh hắc lào, xin mời các bạn xem thêm các bài viết trên website: khoihaclao.com. Khi cần tư vấn thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline (24/7): 0902 122 425 hoặc để lại thông tin của bạn (SĐT) ở dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn, xin cảm ơn!